CUỘC THI SÁNG KIẾN XÂY DỰNG XÃ HỘI BỀN VỮNG 2024 ĐÃ CHÍNH THỨC KHỞI ĐỘNG TRỞ LẠI

Với vai trò là thành viên của mạng lưới gồm 190 trung tâm RCE toàn cầu (được thành lập bởi Đại học Liên Hợp Quốc), Trường Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cam kết nâng cao nhận thức về các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc cho học sinh, sinh viên. Hơn nữa, nhà trường mong muốn tạo cơ hội cho các em tham gia đóng góp ý tưởng và giải pháp nhằm xây dựng thành phố thông minh, cộng đồng phát triển bền vững, và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Thông tin chính thức về cuộc thi SSC 2024

Tiếp nối thành công của cuộc thi “Sáng kiến xây dựng xã hội bền vững” được tổ chức lần đầu vào năm 2023, năm nay nhà trường tiếp tục tổ chức cuộc thi “Sáng kiến xây dựng xã hội bền vững – SSC 2024”.

Nội dung cuộc thi

1. Chủ đề:

Cuộc thi năm 2024 tìm kiếm các sáng kiến thúc đẩy đổi mới và sáng tạo xoay quanh chủ đề Vì một Cộng đồng Xanh, Sạch, Đẹp và Bền vững. Mỗi đội thi sẽ được yêu cầu nghiên cứu, tìm hiểu về 01 vấn đề môi trường thực tế mà trường học (nơi đội thi đang theo học) hoặc cộng đồng xung quanh trường học đó đang gặp phải (giới hạn phạm vi của 01 Quận/Huyện) và đề xuất giải pháp bền vững để cải thiện vấn đề trên

2. Nội dung chi tiết cuộc thi:

2.1. Thời gian tổ chức

STT

Nội dung chi tiết

Thời gian

Ghi chú

1 Đăng ký tham gia

đến hết ngày 6/9/2024

 
2 – Tập huấn về “Cây vấn đề” – Buổi giới thiệu về chủ đề cuộc thi, giải đáp thắc mắc và hướng dẫn làm bài thuyết minh theo mẫu của BTC

08/9/2024 (Chủ nhật)

Tổ chức trực tiếp hoặc trực tuyến

3 Các đội tham gia hoàn thành bài thuyết minh và nộp bài

Từ ngày 9/9 đến 16/9/2024

 
4 Chọn ra 20 dự án bước tiếp vào vòng Sơ khảo

Từ ngày 17/9 đến 21/9/2024

 
5 Thông báo kết quả

Ngày 22/9/2024 (Tối chủ nhật)

 
6 Top 20 nộp bài thuyết trình

Ngày 27/9/2024 (Thứ Sáu)

 
7 Tổ chức vòng Sơ khảo

Ngày 29/9/2024 (Chủ nhật)

Tổ chức trực tiếp

8 Thông báo kết quả Top 8

Ngày 30/9/2024 (Thứ Hai)

 
9 Tập huấn cho Top 8 (dự kiến tập huấn về Design thinking và kỹ năng thuyết trình, phản biện)

Ngày 06/10/2024 (Chủ nhật) và Ngày 13/10/2024 (Chủ nhật)

Tổ chức trực tiếp hoặc trực tuyến

10 Top 08 trao đổi thảo luận cùng cố vấn do BTC hỗ trợ kết nối

Từ ngày 01/10 đến 19/10/2024 (02 tuần)

Top 08 tự chủ động

11 Top 08 nộp bài thuyết trình

Ngày 17/10/2024 (Thứ Năm)

 
12 Tổ chức vòng Chung kết

Ngày 20/10/2024 (Chủ nhật)

Tổ chức trực tiếp

2.2. Chi tiết về cuộc thi

2.2.1. Nội dung tập huấn

  • Tập huấn về Cây vấn đề: Giúp các nhóm dự thi có cái nhìn tổng quan trong việc quan sát, nhận định vấn đề và đưa ra các phương án giải quyết vấn đề đó thông qua tập huấn và sử dụng “Cây vấn đề”;
  • Tập huấn Kỹ năng thuyết trình: giúp đảm bảo được nội dung trình bày và thời gian thuyết trình dự án;
  • Tập huấn về Design Thinking: giúp các bạn có thêm tư duy thiết kế dự án và lên ý tưởng một cách bài bản, tư duy sáng tạo và hiệu quả;
  • Hình thức trực tiếp và trực tuyến để phù hợp với lịch học (nếu có) của các dự án.

2.2.2. Vòng loại

  • Các dự án sẽ vượt qua phần xét duyệt theo nội dung thuyết minh dự án từ Ban tổ chức để chọn ra 20 bài phù hợp nhất vào vòng sơ khảo;
  • Tiêu chí chấm điểm nội dung thuyết minh dự án của vòng loại:

STT

Tiêu chí

Điểm tối đa

1

Dự án xác định được 01 vấn đề rõ ràng và cụ thể

– Vấn đề phải liên quan đến chủ đề của cuộc thi đó là “Vì một cộng đồng Xanh, Sạch, Đẹp và Bền vững”.

20

2

Về phân tích cây vấn đề

 – Có nhận định được nguyên nhân và hậu quả rõ ràng, cụ thể và hợp lý.

– Trình bày ngắn gọn, đúng trọng tâm và xác định được nguyên nhân bề mặt và nguyên nhân gốc rễ.

20

3

Về giải pháp hiện có mà giải quyết cùng một vấn đề tương tự, được dự án tìm hiểu

– Dự án có tìm hiểu và thu thập thông tin về các giải pháp có thể đã có để giải quyết vấn đề mà dự án đang đề cập. Có nêu được minh chứng hoặc số liệu cụ thể.

– Dự án cần nêu được minh chứng cụ thể nguyên nhân vì sao chưa có giải pháp nào được áp dụng để giải quyết vấn đề trên (nếu vấn đề này chưa có giải pháp nào đang hoặc đã được thực hiện)

20

4

Về giải pháp dự án đề xuất

– Giải pháp phải thể hiện được tính thực tế.

– Dự án tự đánh giá giải pháp của mình một cách rõ ràng và logic.

– Thể hiện được khả năng áp dụng của giải pháp.

20

5

Về chi tiết dự án và kế hoạch hành động

– Dự án xây dựng được kế hoạch hành động rõ ràng, cụ thể, không mơ hồ và chung chung.

– Dự án có xây dựng được kế hoạch hành động với thời gian biểu cụ thể.

20

Tổng

100

2.2.3 Vòng sơ khảo

  • Vòng sơ khảo: Các dự án thuyết trình trong 05 phút và trả lời câu hỏi từ Ban Giám khảo trong 05 phút và sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt;
  • Hội đồng Ban Giám khảo sẽ xem xét đánh giá và chấm điểm để chọn ra 08 dự án xuất sắc bước vào vòng chung kết;
  • Tiêu chí chấm điểm vòng sơ khảo:
STT Tiêu chí Điểm tối đa
1 Slogan (Khẩu hiệu) – Tối đa 20 từ – Truyền đạt ý chính của dự án mà khi đọc vào có thể nhanh chóng nắm bắt được giải pháp xã hội và các tác động xã hội dự kiến của dự án

10

2 Nhận diện và phân tích được vấn đề môi trường mà cộng đồng địa phương đang đối mặt  – Vấn đề đang tồn tại là gì?  – Nguyên nhân dẫn đến vấn đề trên;  – Đánh giá các tác động của vấn đề trên (có minh chứng thuyết phục) 20
3 Tác động dự kiến của giải pháp – Giải quyết được vấn đề gì? – Tầm ảnh hưởng và phạm vi ứng dụng – Làm thế nào để đối tượng của giải pháp được hưởng lợi từ các hoạt động? – Giải pháp có thể tạo ra tác động tiêu cực như thế nào? 20
4 Sáng kiến có đóng góp vào 17 mục tiêu PTBV Nêu được mục tiêu PTBV nào gắn với sáng kiến mà dự án đang thực hiện 15
5 Đánh giá các giải pháp hiện có (Các giải pháp hiện tại do các tổ chức khác đưa ra cho các vấn đề xã hội mà dự án nhắm đến) – Vấn đề mà các giải pháp đó đang giải quyết là gì? – Tại sao giải pháp đó không giải quyết hiệu quả các vấn đề xã hội mục tiêu của bạn? 15
6 Kỹ năng trình bày 10
7 Kỹ năng phản biện 10

Tổng

100

 2.2.4. Vòng Chung kết

  • 08 dự án được chọn từ vòng sơ khảo sẽ tiếp tục hoàn thiện dự án và bài thuyết trình để tiếp tục dự thi vòng chung kết;
  • Các dự án thuyết trình trong 5 phút và trả lời câu hỏi từ Ban Giám khảo trong 10 phút và sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt;
  • Hội đồng Ban Giám khảo sẽ xem xét đánh giá và chấm điểm để xếp thứ hạng và trao 05 giải chính và 04 giải phụ;
  • Tiêu chí chấm điểm vòng chung kết:
STT Tiêu chí Điểm
I Xác định vấn đề xã hội/môi trường mà cộng đồng địa phương đang đối mặt 20
1 – Vấn đề đang tồn tại là gì?
– Nguyên nhân dẫn đến vấn đề trên
– Hậu quả, hệ lụy đã và đang xuất hiện từ vấn đề trên
10
2 – Đánh giá tác động của vấn đề qua con số cụ thể hoặc hình ảnh (có kèm minh chứng thuyết phục) 10
II Tính khả thi của giải pháp 55
1 Giải pháp quyết được vấn đề gì? Thể hiện rõ mục tiêu mong muốn đạt được của giải pháp 5
2 Tầm ảnh hưởng và phạm vi ứng dụng và làm thế nào để đối tượng của giải pháp được hưởng lợi từ các hoạt động? 10
3 Giải pháp có chi phí thực hiện phù hợp 10
4 Có minh chứng cụ thể cho giải pháp (sản phẩm mẫu, hình ảnh hành động đã /đang triển khai thực hiện thí điểm) 15
5 Điểm mới/cải tiến của giải pháp này so với giải pháp hiện có là gì? Diễn giải chi tiết 10
6 Kế hoạch thực hiện giải pháp cụ thể (bước thực hiện, thời gian, đối tác, …) 5
III Sự đóng góp vào 17 mục tiêu PTBV của giải pháp 15
1 Nêu được giải pháp gắn liền với mục tiêu PTBV nào? 5
2 Phân tích sự liên kết giữa kết quả của tác động của giải pháp xã hội của dự án và các mục tiêu của Liên hợp quốc 10
IV Hình thức thể hiện 10
1 Cách trình bày slide: hình thức, bố cục, hình ảnh rõ ràng, thể hiện đầy đủ nội dung 5
2 Kỹ năng trình bày và phản biện 5

Tổng

100

3. Cơ cấu giải thưởng

STT

Giải thưởng

Số lượng

Số tiền

Ghi chú

1 Giải nhất

01

8.000.000 đồng/giải

Bao gồm:

+ Tiền mặt

+ Chứng nhận của cuộc thi

2 Giải nhì

01

5.000.000 đồng/giải

Bao gồm:

+ Tiền mặt

+ Chứng nhận của cuộc thi

3 Giải ba

01

3.000.000 đồng/giải

Bao gồm:

+ Tiền mặt

+ Chứng nhận của cuộc thi

4 Giải Khuyến khích

02

1.000.000 đồng/giải

Bao gồm:

+ Tiền mặt

+ Chứng nhận của cuộc thi

5 Giải Dự án triển vọng 03 500.000 đồng/giải Bao gồm:

+ Tiền mặt

+ Chứng nhận của cuộc thi

7 Giải Dự án yêu thích bình chọn từ khán giả 01 500.000 đồng/giải Bao gồm:

+ Tiền mặt

+ Chứng nhận của cuộc thi

4. Hoạt động hỗ trợ sau cuộc thi

Các nhóm đạt giải sẽ được hỗ trợ:

  • Hỗ trợ kết nối với các đối tác hoặc chuyên gia quan tâm;
  • Hỗ trợ đề xuất đưa ý tưởng vào ứng dụng trong thực tế ở địa phương;
  • Hỗ trợ tham gia các triển lãm, cuộc thi quy mô lớn hơn trong nước và quốc tế.