bình chọn dự án yêu thích nhất

MỤC TIÊU DỰ ÁN

• Thu hồi được tối đa lượng pin thải trong nhà trường và của hộ gia đình của các bạn học sinh Trường THPT Chuyên Nguyễn Quang Diêu.
• Xử lý hiệu quả nhất lượng pin thu được trong điều kiện cho phép.
• Dự kiến tái chế được lõi carbon thành ngòi bút chì.
• Mở rộng dự án đến toàn bộ học sinh địa bàn thành phố Cao Lãnh.


TÓM TẮT DỰ ÁN

Hiện nay, rác thải điện tử ngày càng phổ biến và nguy hiểm. Nhận thấy rằng pin là một trong những loại rác thải điện từ mà hầu hết mọi người đều sử dụng trong các vật dụng gần gũi hàng ngày như remote, chuột laptop,… Thành phần trong pin cũng rất nguy hiểm, làm nhiễm độc nguồn đất và nước nếu ta xử lý không đúng cách. Nhằm góp phần giải quyết vấn đề trên, nhóm LK-14 đã thành lập nên dự án REBORN BATTERIES. Dự án thực hiện với mục tiêu chính là thu hồi và xử lý tối đa lượng pin tiểu ở trường THPT chuyên Nguyễn Quang Diêu.
 
Pin sau khi thu được sẽ được phân loại xử lý. Đối với pin kẽm – carbon, nhóm dự kiến tái chế theo thành phần: phần lõi carbon làm lõi bút chì, phần vỏ thiết để bán lại và phần bột MnO2 gửi lại cho trung tâm xử lý. Đối với các loại pin còn lại, nhóm dự định bán lại cho các công ty, trung tâm nhận thu hồi pin.
 

TÁC ĐỘNG DỰ KIẾN CỦA GIẢI PHÁP

• Giảm thiểu lượng pin bị thải không đúng nơi quy định ra môi trường.
• Nâng cao nhận thức của học sinh nhà trường và hộ gia đình của học sinh về vấn đề pin thải.
• Tìm được phương án giải quyết cho các loại pin alkaline, kẽm – carbon sau khi sử dụng.
• Đóng góp vào Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc.


THỰC HIỆN SDG(s)

Dự án góp phần giải quyết vấn đề pin thải chưa được xử lý đúng cách trong phạm vi Trường THPT chuyên Nguyễn Quang Diêu. Thông qua các hoạt động, dự án tuyên truyền cho học sinh trong trường những hiểu biết về tác hại của pin bị thải không cách. Tiếp đó, đưa ra giải pháp cụ thể trong việc xử lý pin thải bằng cách tận dụng chúng để tạo thành những sản phẩm có ích.
Pin thải chưa được qua xử lý nếu bị vứt xuống sông, hồ… hay bị chôn vùi trong lòng đất có thể đi vào mạch nước ngầm. Các thành phần kim loại như chì (Pb), Thủy ngân (Hg), Kẽm (Zn),…. Làm cho nguồn nước bị nhiễm kim loại nặng gây ảnh hưởng hệ sinh thái. Do đó, dự án góp phần làm giảm tác hại này bằng việc giảm lượng pin bị thải không đúng cách.
Lượng lớn pin đã qua sử dụng bị người dân vứt vào thùng rác, số còn lại bị vứt trực tiếp xuống đất có nguy cơ gây nhiễm kim loại nặng cho đất. Về lâu dài có thể gây ảnh hưởng sức khỏe con người. Dự án là một phần nỗ lực của nhóm để giảm thiểu những tác hại này đối với môi trường đất liền.

THÀNH VIÊN DỰ ÁN

STT Họ tên Lớp Vị trí
1 Võ Minh Hào 12L – Trường THPT chuyên Nguyễn Quang Diêu – TP. Cao Lãnh – tỉnh Đồng Tháp Đội trưởng
2 Phan Đức Phú 12L – Trường THPT chuyên Nguyễn Quang Diêu – TP. Cao Lãnh – tỉnh Đồng Tháp Thành viên
3 Trần Văn Trung Hiếu 12L – Trường THPT chuyên Nguyễn Quang Diêu – TP. Cao Lãnh – tỉnh Đồng Tháp Thành viên
4 Phan Minh Đạt 12L – Trường THPT chuyên Nguyễn Quang Diêu – TP. Cao Lãnh – tỉnh Đồng Tháp Thành viên
5 Nguyễn Tấn Tài 12L – Trường THPT chuyên Nguyễn Quang Diêu – TP. Cao Lãnh – tỉnh Đồng Tháp Thành viên

Giáo viên cố vấn: Huỳnh Ngọc Phương Thảo


GIẢI PHÁP / SẢN PHẨM

bình chọn ngay !